Tên ngành, nghề: Báo chí
Mã ngành, nghề: 6320103
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;
Thời gian đào tạo: 02 năm
1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung
Chương trình cao đẳng nghề ngành Báo chí được thiết kế để đào tạo người học trình độ cao đẳng nghề chính quy, ngành Báo chí phát thanh truyền hình có kiến thức và kỹ năng cơ bản về nghiệp vụ báo chí; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp; có thái độ hợp tác với đồng nghiệp; tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc; có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học có khả năng tìm việc làm, đồng thời có khả năng học tập cao hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
Chương trình bao gồm các nội dung kiến thức về khoa học nhân văn, kiến thức cơ sở ngành, kiến thức chuyên ngành báo chí, gồm kiến thức nghiệp vụ, phương pháp sáng tạo các thể loại cơ bản của các loại hình báo chí và các kiến thức bổ trợ về tin học, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, chính trị, pháp luật, quốc phòng – an ninh. Chương trình đảm bảo tính liên thông đối với các bậc học cao hơn.
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể trở thành cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên làm việc tại các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông, các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước khác.
1.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:
– Kiến thức:
Chương trình cao đẳng nghề Báo chí, chuyên ngành báo phát thanh truyền hình được thiết kế để đào tạo người học trình độ cao đẳng nghề ngành Báo chí, chuyên ngành báo phát thanh truyền hình có kiến thức và kỹ năng cơ bản về nghiệp vụ báo chí nói chung và báo phát thanh truyền hình nói riêng; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp; có thái độ hợp tác với đồng nghiệp; tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc; có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học có khả năng tìm việc làm, đồng thời có khả năng học tập cao hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
Chương trình bao gồm các nội dung kiến thức về khoa học nhân văn, kiến thức cơ sở ngành, kiến thức chuyên ngành báo phát thanh truyền hình, gồm kiến thức nghiệp vụ, phương pháp sáng tạo các thể loại cơ bản của các loại hình báo chí và các kiến thức bổ trợ về tin học, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, chính trị, pháp luật, quốc phòng – an ninh. Chương trình đảm bảo tính liên thông đối với các bậc học cao hơn.
– Kỹ năng nghề nghiệp:
Sau khi học xong chương trình, người học có trình độ cao đẳng nghề báo chí, chuyên ngành báo phát thanh truyền hình, có hiểu biết về chuyên môn, nghiệp vụ báo chí, nắm được những kiến thức cơ bản về các loại hình báo chí, phương pháp sáng tạo các thể loại báo phát thanh truyền hình, về quay phim, dựng phim, dựng chương trình phát thanh truyền hình. Tham gia vào quá trình xây dựng các chuyên mục, chương trình báo chí, truyền thông, sử dụng thành thạo các thiết bị chuyên ngành phục vụ cho công tác báo chí truyền thông. Ngoài ra, người học vận dụng được các kiến thức khoa học nhân văn, ngoại ngữ, tin học để tiếp thu kiến thức chuyên môn và có khả năng tiếp tục tự học tập nâng cao trình độ.
1.2.2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:
– Chính trị, đạo đức:
+ Chính trị: Người học có nhận thức cơ bản về quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nói chung và trong ngành báo chí nói riêng, vận dụng hiểu biết đó vào hoạt động nghề nghiệp.
+ Đạo đức: Sau khi học xong, người học biết tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc; có ý thức chính trị cao; có thái độ lao động tốt, tác phong lao động nghiêm túc; có ý thức xây dựng phát triển cộng đồng, ý thức trách nhiệm công dân và đạo đức nghề nghiệp; có tính kỷ luật cao, dũng cảm, trung thực; luôn có ý thức vươn lên, có tinh thần hợp tác và sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao trong quá trình làm việc.
– Thể chất, quốc phòng:
+ Thể chất: Chương trình đào tạo đảm bảo cho người học có đủ sức khỏe để công tác, tiếp tục tự học tập, làm việc tại các cơ quan báo chí truyền thông.
+ Quốc phòng: Người học có hiểu biết về an ninh, quốc phòng để sử dụng trong các trường hợp cần thiết trong công việc và cuộc sống.
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm phóng viên, biên tập viên, nhân viên tại các đài phát thanh truyền hình từ trung ương đến địa phương, làm phóng viên, nhân viên tại các cơ quan nhà nước, các cơ quan thông tấn báo chí, các cơ quan truyền thông, các sở, bộ, ngành có liên quan đến công tác báo chí.
2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học
– Số lượng môn học, modul: 30
– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 80 tín chỉ
– Khối lượng các môn chung, đại cương: 465 giờ
– Khối lượng các môn học, modul chuyên môn: 1485 giờ
– Khối lượng lý thuyết: 512 giờ; Thực hành, thực tập: 1329 giờ
3. Nội dung chương trình
- Chính trị
- Pháp luật
- Giáo dục thể chất
- Giáo dục quốc phòng – An ninh
- Tin học văn phòng
- Tiếng Anh cơ bản
- Tiếng anh chuyên ngành
- Cơ sở văn hóa Việt Nam
- Lịch sử văn minh thế giới
- Tiếng Việt thực hành
- Cơ sở lý luận báo chí
- Ngôn ngữ báo chí
- Lịch sử báo chí Việt Nam
- Tổ chức cơ quan báo chí
- Luật và đạo đức báo chí
- Công nghệ sản xuất chương trình phát thanh
- Công nghệ sản xuất chương trình truyền hình
- Lao động sáng tạo nhà báo
- Tin phát thanh truyền hình
- Phóng sự phát thanh truyền hình
- Bình luận
- Phỏng vấn
- Công tác biên tập
- Phát thanh truyền hình trực tiếp
- Dẫn chương trình
- Gameshow
- Talkshow
- Thực tập cơ sở
- Những vấn đề toàn cầu
- Quảng cáo báo chí
- Nhập môn quan hệ công chúng
- Báo mạng điện tử
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình
(Thực hiện theo Thông tư 03 và Thông tư 09 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội)
4.1. Đối với các đơn vị đào tạo
– Phải nghiên cứu chương trình khung để tổ chức thực hiện đúng yêu cầu về nội dung của chương trình.
– Phân công giảng viên phụ trách từng học phần và cung cấp chương trình chi tiết cho giảng viên để đảm bảo ổn định kế hoạch giảng dạy.
– Chuẩn bị thật kỹ đội ngũ cố vấn học tập, yêu cầu cố vấn học tập phải hiểu chi tiết toàn bộ chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ để hướng dẫn sinh viên đăng ký các học phần.
– Chuẩn bị đầy đủ giáo trình, tài liệu tham khảo, cơ sở vật chất, để đảm bảo thực hiện tốt chương trình.
– Cần chú ý đến tính logic của việc truyền đạt và tiếp thu các mảng kiến thức, quy định các học phần tiên quyết của các học phần.
4.2. Đối với giảng viên
– Khi giảng viên được phân công giảng dạy một hoặc nhiều đơn vị học phần, môđun cần phải nghiên cứu kỹ nội dung đề cương chi tiết từng học phần, mô đun để chuẩn bị bài giảng và các phương tiện thiết bị dạy học phù hợp.
– Giảng viên phải chuẩn bị đầy đủ giáo trình, tài liệu học tập cung cấp cho sinh viên trước một tuần để sinh viên chuẩn bị trước khi lên lớp.
– Tổ chức cho sinh viên các buổi hội thảo, chú trọng đến việc tổ chức học nhóm và hướng dẫn sinh viên thực hành nghề nghiệp, giảng viên xác định các phương pháp truyền thụ; thuyết trình tại lớp, hướng dẫn thảo luận, rèn luyện kỹ năng thực hành, giải quyết những vấn đề tại lớp, tại phòng thực hành.
4.3. Đối với sinh viên
4.4. Kiểm tra, đánh giá:Thực hiện theo Thông tư 09-BLĐTBXH
– Phải tham khảo ý kiến tư vấn của cố vấn học tập để lựa chọn học phần cho phù hợp với tiến độ.
– Phải nghiên cứu chương trình học tập trước khi lên lớp để dễ tiếp thu bài giảng.
– Phải đảm bảo đầy đủ thời gian lên lớp để nghe hướng dẫn bài giảng của GV.
– Tự giác trong việc tự học và tự nghiên cứu, đồng thời tích cực tham gia học tập theo nhóm, tham dự đầy đủ các buổi Seminar.
– Tích cực khai thác các tài nguyên trên mạng và trong thư viện của trường để phục vụ cho việc tự học, tự nghiên cứu, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp.
– Thực hiện nghiêm túc quy chế thi, kiểm tra, đánh giá.
4.5. Quy trình đào tạo và điều kiện tốt nghiệp:
Thực hiện theo Thông tư 09-BLĐTBXH