Đó là khẳng định của TS Phạm Hoài Nam, Phó Hiệu trưởng phụ trách nhà trường trong Lễ kỷ niệm 93 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam do Khoa Báo chí và truyền thông tổ chức sáng ngày 21.6.2018 tại Hội trường A4.

Hơn 20 năm đào tạo phóng viên, biên tập viên ngành báo chí, Khoa Báo chí và truyền thông đã cung cấp gần 5000 cán bộ có tay nghề cao cho các cơ quan báo chí truyền thông và xã hội. Nhiều thế hệ sinh viên đã trưởng thành từ đây, trở thành những Tổng biên tập, trưởng phòng, những cây bút chủ lực, những người làm truyền thông chuyên nghiệp…Đó là niềm vinh dự, tự hào của những người làm công tác đào tạo báo chí trường cao đẳng Phát thanh truyền hình I. Bên cạnh đó, bối cảnh toàn cầu hóa truyền thông đại chúng, sự phát triển của công nghệ số và yêu cầu cao về nguồn nhân lực báo chí hiện nay là thách thức với công tác đào tạo báo chí.

Tại lễ kỷ niệm, thày và trò nhà trường đã tôn vinh truyền thống 93 năm hoạt động của báo chí cách mạng Việt Nam, nhắc nhở những người làm công tác đào tạo báo chí phải luôn biết truyền lửa, truyền nghề cho học trò, rèn luyện “ mắt sáng, lòng trong, bút sắc”.
Thời gian qua, Khoa báo chí và truyền thông đã liên tục nhận được sự động viên, tạo điều kiện của Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường trong công tác tuyển sinh và đào tạo. Nghề báo chí được đưa vào làm nghề trọng điểm, chú trọng mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí ngắn hạn, giảm học phí cho các sinh viên học nghề báo chí, quan hệ công chúng…
Để nâng cao chất lượng giảng dạy báo chí, song song với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong nhà trường, các giảng viên sẽ thường xuyên làm nghề tại các cơ quan báo chí từ 2-3 tháng/năm, đồng thời tham gia phụ trách một số chuyên trang, chuyên mục cho các tờ báo của Đài tiếng nói Việt Nam.
Khoa báo chí và truyền thông